HIV/AIDS LÀ GÌ? TÍNH CHẤT NGUY HIỂM CỦA HIV/AIDS RA SAO?

4.3/5 - (16 bình chọn)

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi TS.BS Trương Hoàng Minh – chuyên gia về thận niệu nam khoa.

__________

HIV là một vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn trên toàn cầu. Nó đã cướp đi hàng triệu sinh mạng và có xu hướng tăng ca nhiễm mới tại một số quốc gia. Căn bệnh truyền nhiễm này có thể lây nhiễm sang bất kỳ ai không phân biệt tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp,… Cùng tìm hiểu nguyên nhân và dấu hiệu của HIV qua bài viết sau!

BỆNH HIV/AIDS LÀ GÌ?

HIV là một bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (STI) rất nguy hiểm. Nó cũng có thể lây lan qua tiếp xúc với máu đã bị nhiễm bệnh và do tiêm chích ma túy trái phép hoặc dùng chung kim tiêm. 

HIV tấn công tế bào CD4 – tế bào đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Có thể phải mất nhiều năm HIV mới làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn đến mức phát triển thành bệnh AIDS nhưng khi đó tình trạng đã thật sự đáng báo động.

Không có cách chữa khỏi HIV/AIDS, nhưng thuốc có thể kiểm soát sự lây nhiễm và ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh. Các phương pháp điều trị bằng thuốc kháng vi-rút HIV đã làm giảm số ca tử vong do AIDS trên toàn thế giới và các tổ chức quốc tế đang nỗ lực tăng cường các biện pháp phòng ngừa và điều trị sẵn có ở các nước nghèo tài nguyên.

NGUYÊN NHÂN LÂY NHIỄM HIV

HIV lây lan thế nào?

HIV được tìm thấy trong dịch cơ thể của người nhiễm bệnh, bao gồm tinh dịch, dịch âm đạo và hậu môn, máu và sữa mẹ. HIV không thể lây truyền qua tuyến mồ hôi, nước tiểu hoặc nước bọt. Khả năng lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục bằng miệng là rất thấp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố chẳng hạn như việc vệ sinh răng miệng hay tỷ lệ quan hệ bằng miệng.

Con đường lây nhiễm HIV phổ biến nhất là quan hệ tình dục mà không dùng bao cao su nhưng vẫn còn các cách lây nhiễm khác:

  • Dùng chung kim tiêm, ống tiêm hoặc dụng cụ tiêm chích khác.
  • Lây truyền từ mẹ sang con khi mang thai, khi sinh hoặc cho con bú.

HV trở thành AIDS như thế nào?

Bạn có thể bị nhiễm HIV mà không có hoặc có rất ít triệu chứng trong nhiều năm trước khi chuyển sang giai đoạn AIDS. AIDS được chẩn đoán khi số lượng tế bào T CD4 giảm xuống dưới 200 hoặc bạn gặp biến chứng xác định bệnh AIDS, chẳng hạn như nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc ung thư.

Đường lây truyền của HIV/AIDS
Đường lây truyền của HIV/AIDS

TRIỆU CHỨNG CỦA HIV/AIDS

Các triệu chứng của HIV và AIDS khác nhau, tùy thuộc vào giai đoạn nhiễm trùng

HIV cấp tính

Một số người nhiễm HIV phát bệnh giống bệnh cúm trong vòng 2-4 tuần sau khi virus xâm nhập vào cơ thể. Giai đoạn này được gọi là nhiễm HIV nguyên phát (cấp tính). Các dấu hiệu và triệu chứng xảy ra như:

  • Sốt, ho, đổ mồ hôi lạnh về đêm
  • Đau đầu
  • Đau cơ, đau khớp
  • Bệnh tiêu chảy
  • Đau họng, đau miệng
  • Các tuyến hạch bạch huyết bị sưng, chủ yếu ở cổ 

Những triệu chứng này có thể nhẹ đến mức bạn thậm chí có thể không nhận thấy chúng. Tuy nhiên, lượng virus trong máu lúc này khá cao dẫn đến kết quả là nhiễm trùng lây lan dễ dàng hơn so với giai đoạn tiếp theo.

HIV mãn tính

Khi vi-rút tiếp tục nhân lên và phá hủy các tế bào miễn dịch, người bệnh có thể bị nhiễm trùng nhẹ hoặc các dấu hiệu và triệu chứng mãn tính, có thể kể đến như:

  • Sốt, mệt mỏi.
  • Hạch bạch huyết bị sưng – thường là một trong những dấu hiệu đầu tiên của nhiễm HIV.
  • Bệnh tiêu chảy.
  • Sụt cân nhanh chóng.
  • Nhiễm nấm miệng (tưa miệng).
  • Bệnh zona (herpes zoster).
  • Viêm phổi.
Các triệu chứng của HIV/AIDS
Các triệu chứng của HIV/AIDS

Giai đoạn AIDS

Nếu không được điều trị, HIV thường chuyển sang giai đoạn AIDS trong khoảng 8 đến 10 năm. Khi AIDS xảy ra, hệ thống miễn dịch của người bệnh đã bị tổn hại nghiêm trọng. Họ sẽ có nhiều khả năng mắc các bệnh thường không gây bệnh ở người có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Chúng được gọi là nhiễm trùng cơ hội hoặc ung thư cơ hội. Bệnh nhân sẽ gặp các tình trạng như sau:

  • Sốt dai dẳng, ớn lạnh. 
  • Tiêu chảy mãn tính.
  • Sưng hạch bạch huyết.
  • Những đốm trắng dai dẳng hoặc những tổn thương bất thường trên lưỡi hoặc trong miệng của bạn.
  • Mệt mỏi dai dẳng, không rõ nguyên nhân.
  • Phát ban, nổi mụn và ngứa ngáy toàn thân

Các bệnh nhiễm trùng cơ hội sẽ được liệt kê trong phần tiếp theo của bài viết để bạn đọc hiểu rõ hơn nên đọc giả đừng bỏ lỡ.

HIV/AIDS NGUY HIỂM RA SAO KHIẾN CẢ THẾ GIỚI KHIẾP SỢ?

Nhiễm trùng cơ hội HIV

Nhiễm trùng cơ hội (Opportunistic Infection) là nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm, virus hoặc ký sinh trùng gây bệnh, vi sinh vật gây bệnh có điều kiện gây nên khi hệ miễn dịch cơ thể yếu. Đặc biệt, nhóm bệnh này khá phổ biến với người nhiễm HIV. Các bệnh nhiễm trùng cơ hội thường gặp gồm có:

  • Bệnh nấm Candida: Một bệnh nấm phổ biến hay còn được gọi là bệnh tưa miệng. Nếu bệnh nhân mắc cả HIV và AIDS, Candida sẽ xuất hiện ở cổ họng khiến việc nuốt trở nên khó khăn và gây ra các triệu chứng như đau ngực. Khi nấm candida đã di chuyển đến phổi và thận, nó có thể gây tử vong.
  • Virus Herpes simplex: Herpes simplex gây ra các vết loét đỏ hoặc mụn nước trên da xuất hiện ở miệng hoặc các bộ phận sinh dục. Ở những người nhiễm HIV giai đoạn nặng, vết loét có thể kéo dài một tháng hoặc lâu hơn.
  • Viêm màng não do Cryptococcus: Virus này thường xâm nhập qua phổi, nhanh chóng lan đến não và gây hại cho hệ thần kinh trung ương. Các màng và chất lỏng xung quanh não và tủy sống sẽ bị ảnh hưởng và bị viêm.
  • Viêm phổi do Pneumocystis: Tình trạng này gây tích tụ chất dịch tiết tại các túi phế nang và gây viêm trong phổi. Viêm phổi do Pneuumocystis hiện là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở những người nhiễm HIV.
  • Bệnh lao: Vi khuẩn HIV tấn công phổi và khiến bệnh nhân ho kéo dài, đau ngực, sốt nhẹ, ớn lạnh về đêm và sút cân nhanh chóng. Nếu phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh lao vẫn có thể được chữa khỏi.
  • Bệnh Toxoplasmosis: Một loại ký sinh trùng lây nhiễm vào não có thể dẫn đến bệnh tim và co giật. Ký sinh trùng này thường tấn công những người có số lượng tế bào CD4 dưới 300 và chỉ có biện pháp phòng ngừa chứ không điều trị triệt để.

HIV/AIDS giai đoạn nặng có thể gây ra các tình trạng bệnh lý khác ở gan, thận và não. Người bệnh có thể gặp những vấn đề như: hay quên, trầm cảm, lo lắng kể cả mất trí nhớ.  

Dấu hiệu và triệu chứn của nhiễu trùng cơ hội
Dấu hiệu và triệu chứn của nhiễu trùng cơ hội

 

HIV/AIDS liên quan đến nhiều loại ung thư

Những người nhiễm HIV sẽ có nguy cơ cao mắc một trong ba loại virus được liệt kê dưới đây. Nếu người bệnh đồng thời phát hiện mình nhiễm HIV và một trong những bệnh ung thư này, điều đó có nghĩa là HIV đã tiến triển thành AIDS:

  • Ung thư Kaposi (Kaposi Sacorma): Bệnh lý ác tính toàn thân liên quan đến sự bất thường của biểu mô mạch máu gây ra bởi herpesvirus loại 8 lây qua đường tình dục. Chúng xuất hiện dưới dạng các thương tổn tăng sinh dạng u đơn độc hoặc tập trung thành từng mảng và thường thấy ở niêm mạc mũi, miệng, họng. Tuy bệnh này diễn tiến chậm nhưng vẫn có thể di căn kéo dài từ phổi, hệ tiêu hóa xuống đến hậu môn. Ung thư Kaposi có thể gây ra khó thở, suy hô hấp cấp hoặc chảy máu dạ dày.
  • Ung thư hạch không Hodgkin (U lympho không Hodgkin): Đây là một bệnh lý nguy hiểm nhưng triệu chứng lại không mấy đặc trưng khiến nhiều người nhầm lẫn. Các triệu chứng gồm nổi hạch và nốt hồng ban, mệt mỏi, sốt kéo dài, đổ mồ hôi đêm, thiếu máu, ngứa ngáy toàn thân,… Ung thư hạch không Hodgkin di căn sẽ ảnh hưởng đến tủy xương, gan, phổi và có thể tái phát sau quá trình điều trị. Ba tình trạng liên quan đến u lympho thường gặp ở những người nhiễm HIV/AIDS tiến triển gồm:

U lympho tế bào B xâm lấn.

U lympho hệ thần kinh trung ương chuyển phát.

U lympho tràn dịch nguyên phát.

  • Ung thư cổ tử cung: Phụ nữ nhiễm HIV có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung rất cao. Bệnh lý này thường phát triển âm ỉ trong một thời gian khá dài và ảnh hưởng nặng nề đến tử cung về lâu dài. Điều trị ung thư cổ tử cung hiện nay sử dụng các phương pháp phẫu thuật, xạ trị, kết hợp xạ trị lẫn phẫu thuật, kết hợp xạ trị và hóa chất.

Ngoài ba loại ung thư nổi bật trên , người mắc HIV/AIDS còn có nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư khác, bao gồm:

  • Ung thư phổi.
  • Ung thư miệng và họng.
  • Ung thư gan.
  • Ung thư dương vật, tinh hoàn.
  • Ung thư đại trực tràng.
Ung thư Kaposi
Ung thư Kaposi

CÓ CÁCH NÀO ĐIỀU TRỊ HIV/AIDS?

Việc chữa trị HIV/AIDS chỉ là ngăn chặn virus nhân lên trong cơ thể và kéo dài thời gian sống lâu nhất có thể cho người bệnh. 

Liệu pháp kháng virus ARV hiện là biện pháp phổ biến, được dùng tại 446 cơ sở điều trị và 652 cơ sở cấp phát thuốc. Tuy nhiên, người bệnh phải dùng ARV hàng ngày trong suốt phần đời còn lại. ARV làm giảm lượng virus trong 

Các điều tra và theo dõi cho thấy những người nhiễm HIV đang dùng ARV vẫn khỏe mạnh và có cuộc sống hạnh phúc bên gia đình. Người nhiễm HIV được điều trị bằng ARV khi có tải lượng virus dưới 200 bản sao/ml máu sẽ vừa bảo vệ sức khỏe cho họ và không ngăn ngừa lây nhiễm HIV sang bạn đời. 

Việc lựa chọn cách điều trị nào đều hướng đến mục đích kéo dài thời gian sống và hạn chế nguy cơ biến chứng đến tối thiểu. Tuy nhiên nếu phòng ngừa sớm và thường xuyên khám sức khỏe định kỳ, nhất là khám nam khoa đối với nam giới bởi bọ khá ngại ngùng và xấu hổ trong vấn đề này.

Phòng khám Gangnam Sài Gòn - địa chỉ nam khoa uy tín, chất lượng
Phòng khám Gangnam Sài Gòn – địa chỉ nam khoa uy tín, chất lượng

Phòng khám nam khoa Gangnam Sài Gòn là địa chỉ khám nam khoa định kỳ quen thuộc của rất nhiều quý ông chú trọng sức khỏe trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Họ tin tưởng phòng khám Gangnam Sài Gòn không chỉ bởi hiệu quả nhận được mà còn vì nguyên tắc bảo mật riêng tư khách hàng của phòng khám.

Liên hệ đặt lịch khám nam khoa với bác sĩ của phòng khám Gangnam Sài Gòn qua các thông tin dưới đây:

_________________________

PHÒNG KHÁM NAM KHOA – GANGNAM SÀI GÒN

“Sự hài lòng của quý khách hàng là nền tảng cho sự phát triển của chúng tôi”

Hotline: 0981202025 – 0986171766

Fanpage Phòng khám: Điều trị Nam khoa – BV Gangnam Sài Gòn 

Fanpage TS.Bs Minh: TS.BS Trương Hoàng Minh nam khoa 

Tiktok: TS.BS Trương Hoàng Minh GN

https://www.tiktok.com/@bsphungmanhcuong.namkhoa

Địa chỉ: 562A Cộng Hòa, phường 13, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

Thời gian làm việc: 8h00 – 20h00

Để lại một bình luận